Phong thủy phòng bếp là sự sắp xếp nhà bếp theo nguồn nước (thủy) và hướng gió (phong). Để đảm bảo sự bài trí vừa đẹp mắt, tiện nghi vừa hợp phong thủy, gia chủ cần lưu ý các nguyên tắc về vị trí, hướng cửa, sắp xếp nội thất. KimHome xin chia sẻ 7 nguyên tắc phong thuỷ trong thiết kế nhà bếp:
1. Nguyên tắc phong thủy “Tọa hung hướng cát” là tốt nhất
Bạn cần bố trí căn bếp sao cho phù hợp, theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”. Có nghĩa là bếp quay lưng về phía khắc mệnh gia chủ và hướng về phía hợp mệnh, như vậy mới đảm bảo phong thủy nhà bếp. Bếp đặt ở hướng lành giúp trấn áp luồng khí hung và thu hút khí lành giúp gia chủ hưng vượng.
Bên cạnh đó, bếp cần đặt ở vị trí kín gió, “tàng phong tụ khí”. Bếp tránh gió để tích tụ nhiều tài lộc cho gia đình. Vì thế, bạn tránh đặt bếp hướng thẳng ra cửa nhà hoặc cửa sổ. Đặt bếp càng cách xa cửa chính càng tốt nhưng cũng không nên quá đóng kín sẽ ảnh hưởng đến vận thế của ngôi nhà và các thành viên trong gia đình. Vị trí đặt bếp cần có một mặt thoáng để giúp không gian thoáng đãng và sạch sẽ.
2. Thiết kế bếp chuẩn phong thủy nhất vị – nhị hướng – tam thế
Vị trí – hướng và thế cách của bếp nấu được xem là tôn chỉ quan trọng trong phong thủy phòng bếp. Vị trí bếp chiếm đến 80 – 90% tầm quan trọng đối với phong thủy. Gia chủ cần bài trí bếp nếu ở khu vực không quá thoáng khí, không bị tán khí. Không gian bếp không quá u tối cũng không quá đón gió lớn sẽ ảnh hưởng đến căn bếp.
Không nên đặt bếp nấu ở trung tâm gian bếp. Đặc biệt, bếp cũng không được kê ở vị trí sơn càn của khu vực phía Tây Bắc. Vì cung càn tượng trưng cho những người đứng đầu gia đình, biểu tượng cho khí kim. Đặt bếp ở đây có nghĩa là hỏa đốt kim sẽ khiến người chủ nhà không tốt về sức khỏe như đau đầu, tự kỷ, đứt mạch máu não.
Ngoài ra, thế cách của phòng bếp không được đặt dựa lưng vào hướng nhà. Có nghĩa là mặt bếp và hướng nhà đối nghịch nhau. Đồng thời, đừng đặt bếp ngược với hướng cửa bởi cửa là nơi đón nguồn năng lượng dương đi vào gian bếp.
Thông thường, nên dựa vào mệnh của gia chủ để đảm bảo phong thủy nhà bếp đẹp nhất:
- Gia chủ Tây mệnh nên đặt bếp nhìn hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc.
- Gia chủ Đông mệnh nên chọn vị trí bếp nhìn hướng Nam, Đông Nam, Bắc và Đông
3. Nguyên tắc lửa nước trong phong thủy nhà bếp
Hỏa khí của bếp và thủy khí của nước vốn xung khắc nhau. Vì thế, bạn cần thiết kế bếp nấu và vòi nước không nên đặt cạnh nhau. Hai vị trí này cần có khoảng cách vừa phải để đảm bảo về mặt phong thủy cũng như tính năng sử dụng an toàn cho căn bếp. Khoảng cách giữa bếp và vòi nước tối thiểu 80cm – 100cm, giữa các chất lỏng với bếp nấu ít nhất 60cm.
Về mặt ý nghĩa lửa nước không gần nhau thì không nên đặt bếp nấu sát tủ lạnh. Cũng không để bếp nấu nằm giữa hai yếu tố thủy như vòi nước, tủ lạnh, máy giặt, bồn rửa bát… Bài trí bếp nấu không đối diện với các nội thất này. Ngoài ra, đặt bếp trên bể nước, bể phốt hay gần nhà vệ sinh cũng phạm phong thủy. Nếu như rơi vào trường hợp này, bạn cần đặt chậu cây xanh vào giữa để hóa giải.
4. Nguyên tắc trên – dưới, liền kề trong thiết kế nội thất phòng bếp
Để sắp đặt căn bếp hợp lý, bạn cần chú ý đến 2 nguyên tắc phong thủy sau:
Nguyên tắc trên dưới
Không gian bếp phải được bài trí đảm bảo nguyên tắc trên dưới như sau:
- Phía dưới nhà bếp không đặt hệ thống bể nước, bể phốt
- Nhà bếp không để nhà vệ sinh, bể nước, bể cá đè vào
- Trục bếp nấu không đặt thẳng với hệ thống nước chạy qua
- Bếp không thẳng với phòng thờ, giường ngủ
- Bếp không được thẳng với két sắt
Nguyên tắc liền kề
Nguyên tắc liền kề đảm bảo bếp không được kê liền kề với bức tường của nhà vệ sinh, bể cá hay giường ngủ. Cách bố trí này không đảm bảo phong thủy nhà bếp, không mang lại may mắn cho gia chủ. Hơn nữa, bếp không được kẹp giữa hai nhà vệ sinh hay đối diện nhà thờ, nhà vệ sinh.
5. Phong thủy nhà bếp về màu sắc
Màu sắc ít được chú ý và bị coi nhẹ trong phong thủy nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến tâm lý và hành vi của con người. Màu sắc là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự may mắn, tài lộc và hạnh phúc của gia đình. Vì thế, bạn cần quan tâm đến màu sắc bếp để đảm bảo phong thủy tốt.
Màu sắc đảm bảo hài hòa, đẹp mắt
Thông thường, không gian bếp nên sử dụng các gam màu trầm như xanh lá cây, cam nhẹ hoặc vàng. Những sắc màu thuộc hành Mộc – Thổ tương sinh với hành Hỏa của bếp. Sắc màu không chỉ giúp không gian mát mẻ, thư giãn mà còn thúc đẩy tương sinh cho căn bếp. Bạn có thể trang trí tường bằng màu trắng sang trọng nhưng kết hợp thêm nội thất màu ấm áp để trung hòa.
Với những căn bếp hiện đại, gia chủ có thể ưu tiên các gam màu sáng như trắng, be, kem, xanh nhạt… Cùng với đồ nội thất tiện nghi, đơn giản sẽ tạo nhà bếp đẹp và thu hút. Ngược lại, những phòng bếp phong cách cổ điển ưu ái sử dụng gam màu nổi bật như vàng, nâu, đỏ. Cùng với họa tiết cầu kỳ và hoa văn tỉ mỉ tạo nên không gian sang trọng đậm chất hoàng gia.
Ngoài ra, gia chủ có thể lựa chọn sắc màu tùy theo không gian căn bếp. Với phòng bếp nhỏ hẹp, bạn nên ưu tiên các gam màu tươi sáng như trắng, xám trắng, be, kem … khiến căn phòng rộng hơn. Với không gian rộng lớn, bạn tùy thích trang trí phòng với màu sắc yêu thích.
Tránh sử dụng màu sắc hành hỏa
Tuy nhiên, chủ nhà không nên sử dụng các tông màu vượng hỏa như đỏ, cam đỏ, vàng rực. Điều này phạm vào phong thủy nhà bếp và gây tâm lý căng thẳng, nóng nảy, bức bối và khó chịu. Việc kết hợp các tông màu đối lập như đen – trắng, trắng – đỏ sẽ tạo cảm giác chông chênh, sắc lạnh trong phòng.
6. Phong thủy bày trí nội thất phòng bếp
Chủ nhà cần chú ý trong việc bài trí nội thất trong phòng bếp sao cho phù hợp. Bạn cần tránh những điểm sau để mang lại may mắn và bình an cho cả gia đình:
- Không đặt bình ga dưới vị trí bếp nấu
- Không để thùng rác dưới bếp nấu, ở cửa ra vào căn bếp
- Không bài trí dao, kéo và dụng cụ sắc nhọn ở sau lưng hoặc dưới bếp khiến gia đình lục đục, xô xát.
- Không lắp hệ thống đèn điện thẳng với bếp nấu.
- Không treo tranh thuộc hành thủy trong phòng bếp
- Không bài trí hệ thống chất lỏng trên bếp nấu.
- Không kê bếp nấu nhìn thẳng ra các vật vượng thủy
- Không để hệ thống trần xà ngang chạy qua bếp nấu.
7. Nguyên tắc giữ sạch sẽ, gọn gàng và vệ sinh trong phòng bếp
Gian bếp là nơi chuẩn bị các bữa ăn cho gia đình, bởi thế việc giữ vệ sinh sạch sẽ là điều quan trọng. Người sử dụng phải đảm bảo không gian bếp sạch và đồ đạc trong bếp cũng phải sạch sẽ. Việc giữ vệ sinh bếp giúp vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tốt và đảm bảo sức khỏe của thành viên trong gia đình. Hơn nữa, không gian bếp sạch sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực và làm căn bếp ấm cúng hơn.
Hàng ngày sau khi nấu ăn, sau những bữa cơm, bạn cần lau dọn vệ sinh để hạn chế các vết bẩn và mùi khó chịu. Hơn nữa, sắp xếp lịch tổng vệ sinh bếp vào 5 ngày cuối tháng tính theo lịch âm (26 đến 30 âm). Gia chủ nên lau dọn vào buổi chiều tối, không nên lau vào sáng sớm. Đồng thời, tránh dọn dẹp bếp vào 3 ngày đầu tháng tượng trưng cho sự no đủ, tiền tài.
Ghi nhớ 7 nguyên tắc trong phong thủy nhà bếp giúp bạn thiết kế không gian bếp hoàn hảo và tiện nghi. Chúc bạn trang trí căn bếp đẹp, lý tưởng đảm bảo vượng khí, đón tài lộc đến với gia đình.
AT Home!